Spam Score là gì? Nó ảnh hưởng đến SEO như thế nào?

Spam Score là gì? Nó ảnh hưởng đến SEO như thế nào?

Hôm nay lang thang trên mạng tìm kiến thức để nâng cấp kỹ năng SEO của mình thì mình đã vô tình phát hiện ra một chỉ số mới khá là thú vị mà MOZ vừa cập nhật. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến website của bạn, cảnh báo về khả năng website của bạn có thể bị google cho ra đảo hay không. Đấy chính là chỉ số Spam Score, vậy chỉ số Spam Score là gì, cách thức hoạt động ra sao, nó ảnh hưởng ra sao đến SEO, và cách kiểm tra chỉ số này như thế nào? Mời các bạn tham khảo qua bài viết sau!

Spam Score là gì?

Spam score là gì?

Spam score là gì?

Spam Score là chỉ số đánh giá mức độ spam của website, nó chỉ ra những điểm spam không tốt của website và nó khiến website bị tụt hạng, có thứ hạng kém hoặc không may mắn hơn nữa thì bị google cho ra đảo. Chỉ số Spam Score được chia làm 17 yếu tố và tính là 17 điểm quan trọng của spam.

Nếu website có chỉ số Spam Score nằm từ 0 – 4 thì website của bạn đang nằm trong vùng an toàn và không có gì phải lo lắng về vấn đề này.

Từ 5 – 7 có nghĩa là webstie của bạn đã có dấu hiệu của spam, bạn nên chú ý kiểm tra, lọc bớt và nên hạn chế lại những yếu tố spam.

Từ 8 – 17 Website của bạn đang gặp nguy hiểm, điều này có nghĩa là website của bạn đang nằm trong tầm ngắm của của google, khả năng cao là sẽ bị phạt hoặc cho ra đảo.

Cách thức hoạt động của Spam Score

Google sẽ tiến hành thu thập và phân tích Spam Score dựa trên chính những backlink trỏ về website của bạn. Có nghĩa là mỗi backlink tự thân mang theo chỉ số riêng của nó, ví dụ như Pagerank, Link Juice hoặc TrustRank, những backlink sẽ rất tốt tuy nhiên cũng sẽ gây ra tai họa nếu chỉ số Spam của nó quá cao.

Bình thường website của bạn sẽ có chỉ số spam là 0. Tuy nhiên, khi bắt đầu có back link trỏ về, google sẽ bắt đầu thu thập thêm chỉ số spam. Tất nhiên, nếu back link sạch thì sẽ không sao còn nếu backlink spam thì nó sẽ tính cho website của bạn thêm 1 chỉ số.

Mỗi back link spam sẽ mang theo chỉ số spam và khi đạt đến số lượng nhất định nó sẽ bắt đầu tính điểm flag theo thang điểm từ  0 – 17 như trên.

Cơ chế để tính điểm spam

– Các backlink trỏ về không cùng chủ đề với bài viết sẽ được tính là spam.

– Những trang có nhiều backl ink từ nhiều nguồn khác nhau cũng được cho là spam (backlink được trỏ từ rất nhiều web có nhiều chủ đề khác nhau).

– Backlink được trỏ từ website có khối lượng nội dung ít, hoặc cập nhật nội dung không thường xuyên.

– Các back link với anchor có nội dung trùng lặp thường xuyên cũng được cho là spam.

– Tỉ nệ dofollow và nofollow không cân bằng, chênh lệch quá lớn sẽ bị đánh là spam.

Để tránh bị đánh là spam link bạn nên chú trọng buildlink ở những site có ít backlink, chủ đề tương đồng, không lặp lại anchor quá nhiều trên cùng 1 trang, không trỏ quá nhiều backlink trên cùng 1 trang.

Chỉ số Spam Score có thể tới từ chính site của bạn

– Nội dung quá ít hoặc quá mỏng cũng là biểu hiện của spam.

– Internal link quá nhiều trên site của bạn cũng được gọi là spam.

– Có nhiều backlink trỏ ra ngoài từ site của bạn sẽ được cho là spam.

– Nội dung có nhiều anchor text trỏ trong site sẽ được cho là spam.

– Có nhiều external ẩn trên site là spam.

– Site không có thông tin liên hệ rõ ràng.

– Domain quá dài cũng được cho là spam.

– Ngoài ra css hay javascript quá nhiều cũng có khả năng bị đánh spam.

Kiểm tra điểm Spam Score như thế nào?

Để kiểm tra, các bạn click vào link: https://analytics.moz.com/pro/link-explorer/home

Bước 1: Điền link website bạn muốn kiểm tra vào khung sau.

Kiểm tra chỉ số Spam Score với MOZ

Kiểm tra chỉ số Spam Score với MOZ

Bước 2: Tiến hành kiểm tra và click chuột vào mục spam score.

Kiểm tra chỉ số Spam Score với MOZ

Kiểm tra chỉ số Spam Score với MOZ

Ở mục spam score, nó sẽ thông báo cho bạn biết chỉ số spam hiện tại của bạn là bao nhiêu, có những lồi gì, chỉ số Jam có dính lỗi không có thông, đã có thông tin liên hệ hay chưa…

Những chỉ số trên cũng chỉ là tương đối, các bạn nên nên làm cho những chỉ số này ở mức thấp nhất có thể. Tuy nhiên, không nhất thiết khi nào chỉ số nằm ở mức 0 là bạn mới an toàn mà nằm trong khoảng từ 0 đến 4 là website của bạn vẫn còn rất an toàn.

Tôi là một freelance, mọi kiến thức mà tôi chia sẻ cho bạn đều là miễn phí!